Quản lý xã hội là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong các ngành khoa học xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quản lý xã hội là gì? Chính vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ vấn đề này và những nội dung liên quan để giúp quý bạn đọc nắm rõ hơn.

Quản lý xã hội là gì?

Quản lý xã hội là việc các chủ thể quản lý xã hội sử dụng những công cụ, giải pháp về chính sách một cách thường xuyên và có tổ chức nhằm mục đích duy trì và phát triển xã hội.

Quảng Cáo

Trong quản lý xã hội có chủ thể quản lý và khách thể và các công cụ để thực hiện hoạt động quản lý nhằm đạt được những mục tiêu của việc quản lý xã hội. Cụ thể như sau:

– Chủ thể quản lý xã hội là những chủ thể có thẩm quyền hay nói cách khác là những chủ thể có quyền lực, quyền uy. Trong các kiểu nhà nước cũ ví dụ như nhà nước phong kiến thì vua là người có quyền lực và thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội. Trong thời hiện đại thì nhà nước với những hệ thống cơ quan được phân bổ, phối hợp để thực hiện quản lý xã hội.

Quảng Cáo

– Khách thể của quản lý là xã hội mà cụ thể là sự phát triển của xã hội bởi xã hội bao gồm các sự vật, hiện tượng mà các sự vật hiện tượng luôn trong quá trình phát triển, vận động. Quản lý sự phát triển xã hội tổng thể, bao gồm quản lý phát triển kinh tế, quản lý phát triển hệ thống chính trị, quản lý phát triển văn hóa, quản lý phát triển xã hội theo nghĩa hẹp, quản lý phát triển con người, quản lý nguồn lực vật chất nhân tạo, nhất là kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.

– Công cụ để thực hiện quản lý xã hội là các chính sách được cơ quan có thẩm quyền ban hành, cụ thể đó là pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật được coi là phương thức quản lý xã hội hiệu quả nhất.

Quảng Cáo

– Mục đích của quản lý là điều tiết, giải quyết các vấn đề của xã hội đảm bảo cho xã hội được phát triển và đạt được các mục tiêu mà nhà quản lý đề ra.

Từ những phân tích trên có thể nhận thấy quản lý xã hội là nói đến quá trình hoạt động, hành động của chủ thể quản lý, thông qua các chính sách và các phương tiện, công cụ quản lý, để đạt được mục tiêu đặt ra, đó là một quá trình tương tác liên tục giữa chủ thể với khách thể và các nhân tố tác động.

Đặc điểm của quản lý xã hội

Quản lý xã hội là gì?đã được giải thích ở nội dung nêu ở trên ở phần này sẽ nêu đặc điểm của quản lý xã hội.

Quản lý xã hội là một nội dung rộng và có tính bao hàm nhiều loại quản lý khác nhưng nhìn chung quản lý xã hội có những đặc điểm như sau:

– Quản lý xã hội là một hoạt động phức tạp, được thực hiện thường xuyên, liên tục và có sự phối hợp tổ chức chặt chẽ.

– Khách thể của quản lý xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng. Không những vậy chủ thể của quản lý xã hội cũng có sự vận động và phát triển.

– Quản lý xã hội thường sử dụng các công cụ để thực hiện mà công cụ phổ biến nhất là pháp luật với những chính sách được hoạch định và cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật.

– Quản lý xã hội có chủ thể là những cơ quan có thẩm quyền, có tính hệ thống và được phối hợp với nhau để thực hiện mục đích quản lý xã hội.

Quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay

– Ở Việt Nam hiện nay thì công cụ quản lý xã hội là pháp luật. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, pháp luật được coi là phương thức quản lý xã hội hiệu quả nhất. Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành luật pháp và tổ chức thực hiện trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống. Vấn đề này được thể hiện qua:

+ Nhà nước luôn thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật đến người dân để người dân biết, hiểu rõ quyền và lợi ích của mình. Nhà nước thực hiện công khai các văn bản pháp luật để người dân tiếp cận. Do đó mà người dân hiểu pháp luật là công cụ để thực hiện quản lý xã hội và sống và làm việc tuân thủ pháp luật.

– Hoạt động quản lý xã hội ở nước ta hiện nay đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Cụ thể bằng việc xã hội được ổn định và phát triển theo những chiến lược đã đề ra.

– Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển, không ngừng bổ sung, hoàn thiện, các vấn đề về quản lý xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã được khẳng định và làm rõ. Mô hình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã không ngừng được bổ sung, làm rõ về tư duy và thực tiễn để hướng tới mục tiêu hoàn thiện đồng bộ.

– Nhà nước xây dựng những chính sách pháp luật phù hợp để nhằm mục đích phát triển xã hội và xây dựng nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là mô hình nhà nước hoạt động dựa trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Nói cách khác, mô hình nhà nước pháp quyền đòi hỏi phải quản lý phát triển xã hội dựa trên luật pháp và các cơ quan thực hiện quyền lực pháp luật cũng bị giám sát chặt chẽ bởi luật pháp.

WEBSITE UY TÍN ĐẶT CƯỢC WORLD QATAR 2022

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Quản lý xã hội là gì? quý bạn đọc tham khảo thông tin bài viết, có vấn đề gì chưa hiểu rõ vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *